Công nghệ sơn tĩnh điện trong tiếng anh có tên là Electro Static Power Coating Technology. Nó được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được phát minh vào đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sỹ Erwin. Qua nhiều lần cải tiến bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất và chế tạo thiết bị, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày một tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng vuihocmoingay.com khám phá về công nghệ này nhé.
1. Thế nào là sơn tĩnh điện?
Sơn tĩnh điện là một dạng vật liệu phủ được làm bằng một hợp chất hữu cơ dạng bột được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Sở dĩ được gọi tên là sơn tĩnh điện vì nó sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với chi tiết cần phủ. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột, khi sử dụng bột sơn sẽ được tích một điện tích dương (+) và được đưa qua thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật liệu cần sơn cũng sẽ được tích điện tích âm (-) nhằm hình thành một lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu, hay còn gọi là liên kết ion. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn sẽ có độ bám dính rất tốt và bền.
2. Lợi ích của sơn tĩnh điện
Bên cạnh khả năng bám dính tốt, phủ đều khắp bề mặt kim loại thì sơn tĩnh điện còn có nhiều lợi ích khác:
Bền bỉ theo thời gian
Khả năng bám chắc tốt của sơn tĩnh điện giữ cho lớp sơn không bị bong, tróc sau thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, lớp sơn còn không bị ăn mòn bởi các hóa chất oxi hóa, bảo vệ bề mặt kim loại an toàn, tăng tuổi thọ và độ bóng cho sản phẩm.
An toàn, thân thiện với con người và môi trường
Sơn tĩnh điện an toàn, thân thiện với con người và môi trườngSơn tĩnh điện có màu sắc đa dạng, bền, đẹp, độ bóng cao, không bong, tróc, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mang lại sự an tâm, thoải mái khi sử dụng. Với độ bền cao, sơn tĩnh điện còn giúp tăng vòng đời của sản phẩm, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
3. Thành phần của sơn tĩnh điện
Thành phần công thức của bột sơn sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.
4. Hai dạng sơn tĩnh điện
– Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…
– Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,…
Hiện nay, chất liệu sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng phần lớn bởi tính hiệu quả mà hệ thống phun bột mang lại, nó cao hơn nhiều so với phun sơn dạng dung môi hoặc dạng nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sẽ được thu hồi và tái sử dụng lại lên đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn dạng ướt thì dạng bột có độ phủ lớn hơn. Lý do bởi vì dạng bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết mà chúng không thể trực diện với súng phun được.
5. Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thường
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn:
– Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, bám chắc tốt và có độ bóng cao, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay.
– Còn lớp sơn của công nghệ sơn thông thường sẽ không đồng đều, chỗ dày, chỗ mỏng khiến cho màu sơn không được đẹp, bộ bóng thấp, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn không nhẵn mịn mà hơi sần.
6. Nguyên lý hoạt động công nghệ sơn tĩnh điện
Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá là đơn giản, trong đó thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó là các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại (giúp điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tắt mở). Các thiết bị hỗ trợ phun sơn như máy nén khí, hệ thống trước khi sơn như máy tách ẩm khí nén, các bồn chứa hóa chất bằng composite nhằm giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.
Trong quá trình sơn tĩnh điện, vật liệu phủ cần được làm nóng ở nhiệt độ cao nhằm tránh cho bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc tới vật liệu phủ. Do đó, bạn sẽ thấy nó chỉ thường áp dụng cho những vật phẩm bằng kim loại hoặc những vật có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Quá trình làm nóng này tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức, nên để tối ưu cho sản xuất thì các mẻ sơn sẽ có đồng nhất một màu.
7. Quy trình phun sơn tĩnh điện
+ Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt trước khi sơn.
+ Bước 2: Phun sơn tĩnh điện.
+ Bước 3: Sấy sơn.
+ Bước 4: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm.
Với những thông tin về sơn tĩnh điện, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về sơn tĩnh điện và những ứng dụng của sơn tĩnh điện.